Mỹ thuật hình thành nhân cách con người?

Mỹ thuật hình thành nhân cách con người? 3

Nghe thì có vẻ không liên quan nhưng các mẹ bỏ ra khoảng 5 phút để tham khảo và nghiệm lại với cuộc sống thực tế nhé ^^.

Thực sự ngày xưa em theo chuyên nhành Công Nghệ Thông Tin nhưng cái duyên thế nào em làm web cho khách xấu quá nên sau 5-6 năm trên đất Hà Nội e lại “LẠC TRÔI” đến với con đường nghệ thuật nói chính xác hơn chút là nghệ thuật ứng dụng vì hiểu đơn giản mang cái đẹp áp dụng vào cuộc sống thôi chứ em không muốn để dành sau 100 năm nữa hay 1k năm nưa mới được vinh danh ^^.
Vâng hài hước chút để lấy cảm hứng thôi các bác nhỉ? Như các bác đã biết con đường thành công phần đông con số mọi người đánh giá có đến 90% là đến từ sự chăm chỉ và đam mê thực sự. Và em cũng tham khảo một vài anh chị em trong ngành nghề mỹ thuật, phần đông đều có vẻ đều hào hứng với câu trả lời là “Mỹ thuật là một môn khoa học, không cần phải có năng khiếu cũng có thể học”. Trên thực tế nếu các bác đọc thêm một số thông tin google hay wiki thì kết quả nó cũng rất chung chung cho nên bài viết này em cũng muốn được các bác mổ xẻ cho vui.
Trong quá trình tìm hiểu chủ đề này em có vô tình đoc được một bài viết của một chị phụ huynh chia sẻ về vấn đề này và e cảm thấy mình cũng bị thuyết phục. Xin phép đem kể lại dưới góc nhìn của cá nhân em cho các bác cùng tham khảo.

Chị có nói, môn học quan trọng nhất đối với trẻ Việt Nam ở cấp I và cấp II ngoài toán – văn – ngoại ngữ ra thì môn Mỹ thuật / học vẽ là môn học quan trọng nhất mà các bé nên được học.
Có một điều rất rõ ràng như này, cho dù hoàn cảnh gia đình bạn như nào thì với trách nhiệm của ông bố bà mẹ, chúng ta luôn muốn con ngoan ngoãn, phép tắc và có định hướng rõ ràng trong cuộc sống sau này. Muốn thì là vậy nhưng bạn nghĩ sao nếu dưới con mắt trẻ thơ khi mới sinh ra, những cảm nhận về âm thanh, hình ảnh và thế giới quan xung quanh của chúng là những tiếng tiếng “văng chửi” của bố mẹ, của hàng xóm, đồ đạc trong gia đình thì bừa bộn, nhem nhuốc… Còn xung quanh môi trường chúng sống thì đầy những hình ảnh vô ý thức: vứt rác bừa bãi, vượt đèn đỏ, văn hóa xếp hàng, đi xe bus…
Quả thật có rất nhiều vấn đề ảnh hưởng xấu đến chúng và thật là kinh khủng cho các con nếu vừa bước vào đời đã phải lãnh đủ những hình ảnh và âm thanh đó.
Thật may mắn cho bé nào sống trong một gia đình được bao bọc bởi cái đẹp. Ở trong ngôi nhà đẹp, chơi các đồ chơi đẹp, ăn uống những thứ có bao bì đẹp, bát đũa cũng đẹp luôn Mỹ thuật hình thành nhân cách con người? 4🙂. Hiển nhiên nếu gia đình có điều kiện thì chúng cũng được đến những nơi đẹp, oh vậy là vừa mới sinh ra chúng đã có một nền tàng về khái niệm cái đẹp mà vô tình nó đi vào suy nghĩ của chúng một cách tự nhiên.

Em nghĩ các bác cũng nên hiểu rõ những cái đẹp ở đây không đến từ sự giàu có nên đừng nghĩ nhà mình nghèo thì không thể đẹp được.
Tại sao các bậc phụ huynh không cho các con mình tiếp cận dần với lĩnh vực mỹ thuật và gần gũi nhất chính là môn vẽ đó ạ. Điều này khiến các bé có cảm nhận về màu sắc, bố cục, kiểu dáng, các quy luật của môn học.
Nghĩ đơn giản thì là bé đang học nhưng thực tế là đang thích nghi với cuộc sống hiện tại mà chúng ta dễ nhận ra.

TẠI SAO VẬY?

Chúng ta cùng lấy một ví dụ đơn giản thôi, đó là văn hóa xếp hàng ở Việt Nam. Theo em, phần đông những người ý thức được văn hóa xếp hàng là do họ nhận thức được đó là một nét văn hóa còn đơn giản nó là “hình ảnh đẹp”. Chưa nói gì đến vấn đề đạo đức nhưng rõ là nếu các bé sống trong một gia đình với sự bừa bộn, không có quy tắc thì văn hóa xếp hàng đối với chúng vô cùng xa lạ và chúng sẽ lại như bao người khác thôi để đảm bảo quyền lợi của mình đó là “bất chấp tất cả” để đạt được mục đích của mình, không cần phải xếp hàng làm gì cả Mỹ thuật hình thành nhân cách con người? 5😀.
Đối với những bé có điều kiện tiếp xúc với nghệ thuật chúng đã có sẵn khái niệm về bố cục, hình ảnh nói chung thì là cái đẹp ở lớp học và khi được tiếp xúc với môi trường thực tế đương nhiên chúng sẽ nhận ra đâu là đúng đâu là sai và đâu mới là nét văn hóa đáng để học tập. Mà bậc phụ huynh chúng ta luôn muốn con mình hiểu được điều đó.

Ở Việt Nam thì em tin rằng chỉ vài năm nữa thôi các bác sẽ thấy thay đổi cực kỳ rõ ràng về nhận thức về hình ảnh đẹp. Trong bài viết em được đọc tham khao của chị phụ huynh nhắc tới phía trên chị có nói:
Về sản phẩm hàng hóa của Việt Nam xấu, lỗi, hỏng là do cẩu thả chứ không phải hoàn toàn do trình độ. Cẩu thả từ trong suy nghĩ của người sản xuất lẫn người chấp nhận chúng. Đừng ai nói mọi thứ ở VN đều xấu là do ít tiền, do thị trường yêu cầu. Néu cả xã hội cùng cẩn thận, chỉnh chu, đẹp đẽ thì hết nghèo lầu rồi!
Theo em nói chung nên cho các con tiếp cận với nghệ thuật không phải để thành tài mà để thành người các bác ạ.
#cidiart
#cidiartvn
—-
Mọi trao đổi liên quan hoạc góp ý các bạn comment tại đây hoặc inbox page cho để chúng ta cùng có những câu chuyện hấp dẫn nhé.
Mẹ nào thấy có ích share cho em lấy động lực nhé ^^
THANKS!

Để lại một bình luận

*